Otaku là gì? Làm sao để biết một người có phải là Otaku?

Otaku là một từ được dùng rất nhiều trong các cộng đồng yêu thích anime, game, manga… Nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa và nguồn gốc thực sự của thuật ngữ này.

Otaku là gì? Otaku họ là người như thế nào?

Otaku là một thuật ngữ trong tiếng Nhật, được sử dụng để chỉ những người trẻ bản địa có sở thích đặc biệt và nhiệt huyết đối với manga, anime, video game, figure,… Khi những văn hóa Nhật Bản được phổ biến và lan rộng tới toàn thế giới thì thuật ngữ “otaku” cũng được biết đến và sử dụng rộng rãi hơn.

Otaku là gì, ý nghĩa của từ Otaku
Otaku là gì, ý nghĩa của từ Otaku

Một Otaku thường có một tình yêu chân thành và cuồng nhiệt đối với các văn hóa phẩm nghệ thuật như manga (truyện tranh), anime (phim hoạt hình), light novel (tiểu thuyết nhẹ) và video game,… Họ thường dành thời gian nghiên cứu, tìm kiếm và thảo luận về những thứ xung quanh các tác phẩm này, cũng như tham gia vào các sự kiện và cộng đồng trực tuyến liên quan đến những điều họ thích.

Ngoài ra, ở Nhật Bản người dân bản địa thường dùng từ Otaku với ý nghĩa tiêu cực, để chỉ những người trẻ luôn tự nhốt mình trong phòng, xa lánh xã hội chỉ dành nhiều thời gian vào những thứ giải trí(game, anime, manga,…).

Nguồn gốc, vì sao lại có từ Otaku?

Thuật ngữ “otaku” có nguồn gốc từ tiếng Nhật. Trong tiếng Nhật, “otaku” (おたく) là một cách đọc cho chữ kanji “お宅” nghĩa là “nhà” hoặc “gia đình”. Trước khi được sử dụng để chỉ người có đam mê với manga, anime và văn hóa Nhật Bản, từ này được sử dụng như một cách lịch sự để nói với chủ nhà.

Nguồn gốc từ Otaku bắt nguồn từ đâu
Nguồn gốc từ Otaku bắt nguồn từ đâu

Tuy nhiên, vào những năm 1980, từ “otaku” đã thay đổi nghĩa và trở thành một thuật ngữ đặc biệt để chỉ người có sở thích rất đặc trưng và nhiệt huyết với manga, anime, video game,… Xuất phát từ việc những người này thường dành nhiều thời gian trong nhà, tiêu tốn nhiều tiền để mua các sản phẩm liên quan và tránh giao tiếp xã hội, thuật ngữ “otaku” đã nhanh chóng trở thành một khái niệm phổ biến trong cộng đồng manga và anime của Nhật Bản.

Dần dần, từ “otaku” đã lan tỏa ra ngoài Nhật Bản và trở thành một từ quốc tế, được sử dụng rộng rãi để chỉ những người yêu thích văn hóa Nhật Bản và đặc biệt là manga và anime.

Những đặc điểm để nhận biết một Otaku

Hầu hết các Otaku họ đều thích ở nhà, ít khi họ ra ngoài trừ những trường hợp tham gia các sự kiện offline về game, manga, anime, cosplay. Dưới đây sẽ là những dấu hiệu giúp bạn có thể tự đoán được xem họ có phải là 1 Otaku hay không:

Đặc điểm của một Otaku
Đặc điểm của một Otaku
  1. Thần tượng manga và anime: Một người otaku thường có niềm đam mê sâu sắc với manga (truyện tranh) và anime (phim hoạt hình). Họ có thể dành nhiều thời gian xem anime, đọc manga và nói chuyện về những tác phẩm mà họ yêu thích.
  2. Hiểu biết sâu sắc về nhân vật và cốt truyện: Chính bởi vì đam mê, và dành nhiều thời gian, nên những Otaku thường có kiến thức cực kì uyên bác về các nhân vật, cốt truyện và chi tiết nhỏ trong các tác phẩm manga và anime mà họ yêu thích.
  3. Tham gia hoạt động Otaku: Họ có thể tham gia vào các hoạt động Otaku như tham dự các sự kiện anime, manga, tham gia nhóm cosplay, chơi video game Nhật Bản hoặc tạo fanart, fanfiction.
  4. Sở hữu nhiều manga, đĩa game, hay các mô hình figure, poster, gấu bông liên quan đến những nhân vật trong game, anime hoặc manga,..
  5. Đôi khi giao tiếp, nhắn tin,.. Những Otaku thường vô ý nói những thuật ngữ khác liên quan đến từ Otaku như: Senpai, Waifu, Anitwt,…

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những dấu hiệu này chỉ mang tính chất tương đối và không phải ai đều phải có tất cả những đặc điểm trên để được xem là một Otaku. Những Otaku có thể rất đa dạng thể loại họ thích  và cách thể hiện đam mê của họ cũng khác nhau.

Otaku và những thuật ngữ khác liên quan

Dưới đây là một số từ có nguồn gốc từ những văn hóa Nhật Bản có liên quan tới từ Otaku:

Các thuật ngữ khác liên quan đến từ Otaku
Các thuật ngữ khác liên quan đến từ Otaku
  • Manga: Truyện tranh Nhật Bản, là một trong những yếu tố quan trọng của văn hóa.
  • Anime: Phim hoạt hình Nhật Bản, khá nhiều phim được chuyển thể từ Manga.
  • Cosplay: Hoạt động đóng giả thành nhân vật trong manga, anime hoặc video game bằng cách trang điểm và mặc trang phục giống như họ.
  • Doujinshi: Từ này có nghĩa là truyện tranh, sản phẩm fan hâm mộ tự sáng tác dựa trên các tác phẩm đã có sẵn..
  • Gunpla: Mô hình nhựa thể hiện các robot Gundam trong loạt anime cùng tên, là một sở thích phổ biến trong cộng đồng otaku.
  • Figure: Mô hình các nhân vật trong game, manga, anime,..
  • Senpai/Kouhai: Các từ nhân xưng được sử dụng để chỉ mối quan hệ đàn anh – đàn em trong cộng đồng Otaku.
  • Otome game: Trò chơi hẹn hò dành cho các cô gái, nổi tiếng trong cộng đồng otaku nữ.
  • Anitwt: Hashtag được sử dụng trong cộng đồng Twitter của những người yêu thích anime.
  • Mecha: Thể loại anime và manga với các robot và máy móc chiến đấu.
  • Waifu/Husbando: Nhân vật yêu thích trong manga, anime mà người otaku xem như “vợ” hoặc “chồng”.
  • Wibu: Chỉ những người ngoại quốc yêu thích những văn hóa phẩm đến từ đất nước Mặt trời mọc.
  • Yandere: Chỉ những người điên loạn trong tình yêu, để có được người mình yêu thậm chỉ có thể làm bất cứ điều gì.
  • Onii Chan: Cụm từ này thường được những cô gái ít tuổi khi gọi chàng trai lớn tuổi hơn mình, có nghĩa là “anh trai”.
  • Loli: Trong tiếng Nhật từ Loli sử dụng để chỉ những bé gái chưa hoặc mới lớn và cũng để chỉ những cô gái mặc dù trưởng thành nhưng thích ăn mặc và có tính cách giống trẻ con.
  • Simp: Để chỉ những nam giới dành quá nhiều sự quan tâm tới người khác giới, có thể bất chấp điều gì đứng ra bảo vệ người khác giới cho dù đúng hay sai. Có thể dịch từ này ra tiếng Việt nghĩa là ”thằng dại gái”.
  • Tsundere: Dùng để chỉ những người con gái hay nhân vật nữ ban đầu có tính cách rất hung dữ, khó chịu nhưng qua tình yêu lại trở thành những cô gái đáng yêu và dịu dàng

5 / 5 - (4 bình chọn)

Bài viết chưa có đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *