Wibu là một từ đang được sử dụng rộng rãi trên các mạng xã hội nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của thuật ngữ này. Hãy cùng tuilagenz.com khám phá nguồn gốc của thuật ngữ này và cách sử dụng đúng qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Wibu là gì, ý nghĩa thuật ngữ Wibu?
“Wibu” là một từ gốc xuất phát từ tiếng Nhật, thường được cộng đồng mạng dùng để chỉ những người nước ngoài đam mê, hâm mộ văn hóa và nghệ thuật của Nhật Bản, đặc biệt là manga (truyện tranh Nhật), anime (phim hoạt hình Nhật), và nhạc J-pop.
Một số người hâm mộ văn hóa Nhật Bản sử dụng từ “wibu” để tự nhận diện niềm đam mê, yêu thích của họ. Ngoài ra, có những cái nhìn tiêu cực dành cho những người được nhận xét là Wibu. Họ thường được miêu tả là những người cuồng nhiệt đến mức thái quá, thậm chí làm phiền tới những người khác.
Nguồn gốc từ Wibu xuất phát từ đâu
Nguồn gốc của từ “wibu” xuất phát từ tiếng Nhật, nhưng cần lưu ý rằng nó không phải là một từ tiếng Nhật chính thống, mà thực ra là phiên âm của từ “weeaboo” trong tiếng Anh.
“Weeaboo” là một từ tiếng Anh được sử dụng để thay thế từ Wapanese (white, wannabe và Japanese). Xuất hiện lần đầu tiên trên internet vào những năm 2000 trên diễn đàn 4chan, với ý nghĩa miệt thị những người nước ngoài (da trắng) yêu thích và phát cuồng với văn hóa Nhật Bản, đặc biệt là anime và manga. Khi từ “weeaboo” trở nên phổ biến trên mạng, và được du nhập vào Việt Nam và một số quốc gia khác đã viết ngắn gọn thành “wibu”.
Sự nhầm lẫn giữa Wibu và Otaku
“Wibu” và “Otaku” là hai thuật ngữ có nguồn gốc từ Nhật Bản và thường được sử dụng trong cộng đồng yêu thích anime, manga. Tuy nhiên, chúng có ý nghĩa và cách sử dụng khác nhau:
Thứ Tư | Otaku |
Là những nước ngoài có niềm yêu thích với những thứ liên quan tới văn hóa Nhật Bản. | Là những người Nhật trẻ đam mê manga, anime, figure,… |
Wibu đôi khi có hành động quá khích với những thứ đến từ đất nước hoa anh đào, và họ thường bị ám ảnh tới mức cho rằng văn hóa, bản sắc quê hương mình không bằng với Nhật Bản. | Otaku thường hơi có chút lập dị, họ đắm chìm vào thế giới riêng của mình. Tập chung tất cả vào những gì bản thân mình thích, tự cách ly bản thân với thế giới bên ngoài. |
Nhiều Wibu thực chất chỉ là phong trào, họ luôn tỏ ra vẻ hiểu biết về văn hóa Nhật Bản nhưng thực sự họ lại không biết gì, không có trải nghiệm thực tế. | Otaku thực sự là những người có hiểu biết rất rộng về những thứ họ quan tâm (anime, manga,…). Ngoài ra họ có tính cách khá là hài hòa và thoải mái. |
Qua bảng so sánh trên bạn có thể thấy sự khác biệt rất lớn giữa Wibu và Otaku. Mặc dù ở Nhật Bản, từ Otaku được dùng khá tiêu cực. Để miêu tả những trẻ người lập dị, thường thích ở nhà, chỉ quan tâm đến anime và manga,..Nhưng nó chỉ giới hạn ở nước Nhật thôi, đối với người nước ngoài, từ Otaku thường không mang ý nghĩa tiêu cực như Wibu. Hầu hết các trường hợp, từ Wibu được dùng với mục đích tẩy chay, miệt thị trên cộng đồng mạng. Nếu bạn muốn biết thêm về nguồn gốc, cách sử dụng từ Otaku, bạn có thể đọc qua bài viết: Otaku là gì? Làm sao để biết một người có phải là Otaku?
Bạn có phải Wibu không, đặc điểm nhận biết một Wibu
Nếu bạn muốn biết ai đó có phải là một Wibu không, dưới đây sẽ là một số dấu hiệu thông thường giúp nhận biết một wibu:
- Đam mê văn hóa Nhật Bản: Wibu thường có niềm say mê với văn hóa Nhật Bản, bao gồm anime, manga, trò chơi điện tử Nhật Bản, nhạc J-pop và J-rock, v.v.
- Có kiến thức sâu rộng về văn hóa Nhật: Một người là Wibu sẽ có thể có kiến thức sâu về các tác phẩm nổi tiếng, nhân vật, cốt truyện, và nghệ sĩ Nhật Bản.
- Thích cosplay: Wibu có thể thích hoặc tham gia cosplay, tức là mặc trang phục giống như nhân vật trong anime hoặc manga.
- Sử dụng từ ngữ và biểu tượng liên quan đến văn hóa Nhật Bản: Wibu thường sử dụng nhiều từ tiếng Nhật, emoji hoặc biểu tượng liên quan đến anime và manga trong việc giao tiếp trực tiếp và trò chuyện qua tin nhắn trên mạng xã hội.
- Thường xuyên xem anime và đọc manga: Wibu có xu hướng xem anime (phim hoạt hình Nhật) và đọc manga (truyện tranh Nhật) thường xuyên.
- Quan tâm đến các sự kiện và hội họp văn hóa Nhật: Wibu có thể tham gia các sự kiện anime, manga hoặc văn hóa Nhật Bản, cũng như tham gia vào các cộng đồng trực tuyến với cùng chủ đề.
- Luôn bênh vực văn hóa Nhật trong các cuộc trò chuyện: Nếu bạn thấy một người luôn khen ngợi, bênh vực những gì tới từ Nhật Bản không phân biệt tốt hay xấu. Thậm chí còn xem nhẹ văn hóa bản sắc quê hương mình so với Nhật Bản thì người đó khả năng cao là một Wibu.
- Để ảnh đại diện trên MXH là những nhân vật anime, manga,…
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng không phải ai có những đặc điểm này cũng là “wibu,” và ngược lại, không phải ai thích anime và manga đều là “wibu”. Cách sử dụng từ “wibu” cũng có thể khác nhau trong từng ngữ cảnh. Do đó, nếu bạn muốn biết ai đó có phải wibu không, bạn cần đánh giá một cách thận trọng.
Dùng từ Wibu thế nào để không gây xúc phạm, nhầm lẫn
Cách dùng từ “wibu” có thể khác nhau trong từng ngữ cảnh và từng trường hợp, môi trường sử dụng, nhưng dưới đây là một số ví dụ phổ biến về cách người ta có thể sử dụng từ này:
- Mô tả bản thân: Một người có thể tự nhận mình là “wibu” nếu họ có đam mê và yêu thích văn hóa Nhật Bản, bao gồm anime, manga, nhạc J-pop, và các yếu tố văn hóa khác của Nhật Bản.
- Giao tiếp trên các nền tảng trực tuyến: Trong các diễn đàn, nhóm mạng xã hội, hoặc các nền tảng trực tuyến khác về văn hóa Nhật Bản, người ta có thể sử dụng từ “wibu” để chỉ những người có chung sở thích và đam mê.
- Miêu tả người khác: Từ Wibu cũng có thể sử dụng như một từ ngữ mang tính chất trêu đùa nếu như bạn thấy bạn thân mình có đam mê rất lớn và đặc biệt cho văn hóa Nhật Bản.
- Đôi khi có ý tiêu cực: Trong một số tình huống, có thể sử dụng từ “wibu” để chỉ những người cuồng nhiệt mù quáng và cư xử thái quá khi những thông tin ở chiều hướng tiêu cực về văn hóa Nhật Bản.
Bạn cần lưu ý rằng việc sử dụng từ “wibu”, rất dễ để gây hiểu lầm hoặc xúc phạm nếu không được dùng đúng ngữ cảnh. Bạn không nên lạm dụng để miêu tả tiêu cực về những người yêu thích văn hóa Nhật Bản. Nên cân nhắc cẩn thận khi sử dụng từ này và tôn trọng ý kiến và sở thích của người khác.